Quan điểm của nhân dân với vấn đề sáp nhập thôn, tổ dân phố

Thứ 7, 22/06/2019 | 16:18:42
358 lượt xem

Một trong những điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới phải đảm bảo quy định về quy mô số hộ đạt từ 300 hộ gia đình trở lên đối với thôn; từ 350 hộ gia đình trở lên đối với tổ dân phố. Đây là một những điểm mới của thông tư số 14 ban hành năm 2018 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 04 ban hành năm 2012, về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội. Đây là bước đi quan trọng, nhằm tinh gọn hệ thống chính trị từ cơ sở, giảm số cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, nâng cao hoạt động quản lý ở thôn, tổ dân phố theo hình thức tự quản. Chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố  nhìn chung được cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ông Phạm Tuyền, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình: Trước đây 1 khu dân cư có rất nhiều tổ thậm chí là 2,3 chi hội, nhưng nếu bây giờ sáp nhập thành 1 chi bộ, thành 1 khu dân cư thì hoạt động từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên thuận lợi hơn, dân người ta rất hào hứng và người ta rất phấn khởi.

Theo số liệu của Sở Nội vụ, tại thời điểm cuối năm ngoái, toàn tỉnh có 426/2076, tương ứng hơn  20%  thôn, tổ dân phố chưa đúng chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, cần phải sáp nhập. Trong đó, thành phố Thái Bình có trên 300 tổ dân phố, chiếm tỷ lệ  cao nhất  tỉnh. Các huyện còn lại có từ 3 đến 26 thôn, tổ dân phố cần sáp nhập. 

Ông Tô Văn Dụng, Thành phố Thái Bình: Đối với việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố, về mọi công việc chung thì chắc chắn sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ như về nhân lực, về các phong trào thì sẽ gom lại dễ làm hơn, Các hoạt động mạnh hơn.

Ông Hoàng Văn Tuyến, thôn Phú Mãn, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương: Tôi thấy chủ trương đổi mới, đúng đích, đúng điểm, đúng thời gian. Sáp nhập như thế này chính ra giảm 1 phần cán bộ chuyên trách và cán bộ hưởng trợ cấp của Nhà nước.

Có thể nói, sáp nhập thôn, tổ dân phố không chỉ giảm số lượng thôn, tổ dân phố thiếu tiêu chuẩn, giảm số lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố mà còn góp phần giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Đồng thời, phát huy vai trò tự quản, tự chủ, hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh./.

Duy Huy

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...