Xây dựng chính sách tổng thể cho nhà ở xã hội

Thứ 6, 22/02/2019 | 09:11:59
482 lượt xem

Ngày 21.2, Bộ Xây dựng phối hợp cùng Viện Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc (LHI Consortium) tổ chức hội thảo đầu kỳ Dự án “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”.

Phương án tối ưu nhất chính là huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia phát triển nhà ở công nhân (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng bức thiết bởi đang bước vào cơ cấu dân số vàng với 70% dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 - 19 tuổi). Điển hình, tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang bùng nổ nhu cầu nhà ở, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đến thời điểm này, phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 33% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 cần có 12,5 triệu mét vuông nhà ở xã hội. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là việc bố trí đủ quỹ đất. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp thực tế nên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chưa mặn mà trong việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Mức thu nhập của người dân còn thấp nhưng vẫn giữ tâm lý muốn mua để có sở hữu chứ không thích thuê nhà ở.

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc chia sẻ, từ những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống nhà ở xã hội bằng cách đầu tư vốn vào Công ty Nhà ở; đồng thời thiết lập cách thức tổ chức hiệu quả về phát triển nhà ở diện tích nhỏ để điều tiết cho các gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ bình ổn thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp bằng cách tăng cường nguồn cung nhà, siết chặt hoạt động đầu cơ bất động sản... Nhờ các biện pháp này, hiện nay đa số người dân Hàn Quốc đã có cơ hội được sở hữu nhà ở với mức giá phải chăng.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần áp dụng một hệ thống tài chính nhà ở bền vững vì nhu cầu này đang gia tăng. Ngoài ra, để cung cấp một lượng nhà ở xã hội lớn cần phải sử dụng cả nguồn tài chính tư nhân và vốn nước ngoài.

Theo Daibieunhandan

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...