Vượt lên số phận để xây dựng hạnh phúc

Thứ 2, 09/01/2017 | 14:10:10
312 lượt xem

Ở xã Tân Hòa ( huyện Vũ Thư, Thái Bình) có một đôi vợ chồng đến với nhau trong sự ái ngại và thương cảm của họ hàng, làng xóm, bởi cả 2 đều là người khuyết tât. Thế nhưng họ đã chứng minh một điều rằng, với tình yêu và nghị lực sống, họ có thể vượt qua rào cản tật nguyền, xây dựng một gia đình hạnh phúc và còn có thể giúp đỡ cho những người đồng cảnh ngộ. Mời QV&CB cùng chúng tôi gặp gỡ đôi vợ chồng ấy đó là chị Nguyễn Thanh Hoàn và anh Trần Văn Lẫm .

Xưởng may gia công của gia đình anh chị Hoàn Lẫm nằm khiêm tốn trong một con ngõ nhỏ, nơi đây là điểm tựa mưu sinh của 12 người khuyết tật, họ mang trong mình những căn bệnh như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ và khuyết tật vận động.

Dạy nghề cho người bình thường đã khó, dạy nghề cho người khuyết tật còn khó hơn bội phần bởi những hạn chế trong việc truyền đạt kiến thức, đôi khi vừa nói xong các em đã quên hoặc dạy 6 tháng không may nổi một đường thẳng. Khó khăn là vậy, nhưng ai tìm đến anh chị đều tiếp nhận và dạy đến khi thạo việc, có thể tự mở được cửa hàng riêng mới thôi.

 Chị Nguyễn Thanh Hoàn - xã Tân Hòa (Vũ Thư): Những năm trước khi mình mở xưởng, mình cũng phải đi tìm việc làm, sau mình thấy được sự khó khăn ấy nên mình rất thông cảm với những người đến với mình. Mình mong muốn những người khuyết tật khác có nhu cầu việc làm, đã đến với mình là mình sẽ giúp đỡ. 

Do năng suất lao động của người khuyết tật thường thấp hơn rất nhiều so với người bình thường và điều kiện sức khỏe hạn chế nên họ cũng không thể làm thêm giờ dẫn đến thu nhập của xưởng may không cao. Để duy công việc và thu nhập ổn định từ 1,5 đến 2 triệu đồng cho hơn 13 lao động khuyết tật, vợ chồng anh chị đã chủ động tìm kiếm đối tác và các mặt hàng phù hợp với lao động trong xưởng như may khẩu trang, cạp bao tay xuất khẩu Hàn Quốc, đồng phục học sinh và một số mặt hàng may mặc. 

Để tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho người lao động, anh Lẫm thường tự làm mọi việc từ bốc xếp hàng hóa đến vận chuyển, kiêm luôn kỹ thuật máy cắt và phụ trách các giao dịch. Còn chị Hoàn thì phụ trách dạy nghề và quản lý cửa hàng may thời trang của gia đình, đưa những sản phẩm của người khuyết tật đến tận tay người tiêu dùng với giá thành hợp lý nhất. Mỗi người một việc, tấm lưng cong và đôi chân khuyết tật không thể cản trở nghị lực vợ chồng Hoàn Lẫm tạo dựng tương lai cho chính bản thân và những người đồng cảnh ngộ. 

Anh Trần Văn Lẫm - xã Tân Hòa (Vũ Thư): Bản thân vợ chồng tôi là người khuyết tật, tôi mở xưởng may tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ với mình. Chúng tôi nghĩ rằng đây là những người anh em, chứ không nghĩ họ là những người công nhân đến làm nên chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ những khó khăn với người đồng cảnh ngộ.

Hiện nay vẫn có nhiều người khuyết tật tìm đến xưởng may của gia đình anh chị với mong muốn được học nghề và có một việc làm phù hợp, tuy nhiên quy mô xưởng cũ không đáp ứng được nên đôi vợ chồng giàu nghị lực này mong muốn các cấp, các ngành tạo điều kiện mở rộng xưởng để có thể tiếp nhận và dạy nghề cho nhiều NKT, giúp họ hòa nhập cộng đồng. 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...