Thái Bình đẩy mạnh các giải pháp về chuyển đổi số

Thứ 4, 13/04/2022 | 00:00:00
2,075 lượt xem

Sáng 13/4, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình chủ trì cuộc họp nghe Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo kết quả chuyển đổi số tỉnh đến quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2022. Dự họp có đồng chí Trần Thị Bích Hằng - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh và các đồng chí thành viên trong Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

 UBND tỉnh nghe Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo kết quả chuyển đổi số tỉnh Thái Bình  đến quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2022

Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02 về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 571 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và một số văn bản liên quan. 

Đến quý I năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành và các địa phương triển khai thực hiện trên cả 3 lĩnh vực gồm: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong lĩnh vực chính quyền số, Thái Bình đẩy mạnh thực hiện văn bản điện tử và hồ sơ công việc, hệ thống thông tin báo cáo tỉnh và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nhất là tỷ lệ thủ tục hành chính đang cung cấp dịch vụ công ở mức độ 3, mức độ 4 đạt trên 72%. Trong kinh tế số, Thái Bình đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn. Đối với xã hội số, hiện phát triển mạnh trong lĩnh vực giáo dục và y tế, nhất là trong dạy và học trực tuyến cũng như triển khai sổ sức khỏe điện tử trong nhân dân.

Các đại biểu tập trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong thời gian tới. Thảo luận vào Dự thảo kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh năm 2022; Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, Đề án về chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh nhấn mạnh: Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong phát triển KTXH hiện nay. Vì vậy, tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên so với kỳ vọng thì chuyển đổi số hiện vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển hiện nay và còn nhiều tồn tại, hạn chế ở cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. 

Vì vậy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đề nghị trong thời gian tới, thủ trưởng, người đứng đầu các cấp, ngành, các điạ phương, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Ngay sau cuộc họp hôm nay, các sở ngành, các huyện thành phố tổ chức họp, quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ trong chuyển đổi số, các yêu cầu đặt ra hiện nay để trong quý II sẽ có những chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số. Phấn đấu, trong quý II phải đưa tỷ lệ văn bản điện tử có chữ ký số phải đạt từ 80% trở lên. Trong đó, văn bản điện tử có đầy đủ chữ ký số của các cơ quan và cá nhân các đồng chí lãnh đạo phải đạt từ 30% trở lên. Chỉ đạo các đội tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính hỗ trợ người dân khi nộp hồ sơ trực tuyến đạt từ 50% trở lên đạt ở mức độ 3, mức độ 4. Số hóa đầy đủ kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính lên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Video: 41322_OTHAN1.mp

Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đề nghị cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc triển khai các chỉ tiêu của các ngành, địa phương, lĩnh vực quản lý trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Phối hợp triển khai xây dựng và duy trì các cơ sở dữ liệu mở thuộc lĩnh vực quản lý để đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin để được cung cấp, khai thác và sử dụng rộng rãi. Thường xuyên rà soát cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia và phối hợp cập nhật lên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thuộc các ngành lĩnh vực quản lý. Các sở, ngành, địa phương xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số của ngành, địa phương mình và đề ra các nhiệm vụ, chương trình công tác, chương trình hành động phù hợp với Nghị quyết và đề án chuyển đổi số của tỉnh. 

 Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện hiệu quả sổ tay đảng viên điện tử. Sở Thông tin và Truyền thông phải thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả chuyển đổi số ở các sở ban ngành, địa phương và báo cáo về tỉnh. Kịp thời tham mưu cho tỉnh, cho Ban chỉ đạo những giải pháp về chuyển đổi số trong thời gian tới. Đồng chí đề nghị các sở ngành chức năng tiếp tục thực hiện 1 số giải pháp chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi số trong phòng chống dịch Covid-19 và khám chữa bệnh, các hoạt động giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn, cung cấp thông tin kết nối và cơ sở dữ liệu dân cư, đảm bảo an ninh, an toàn vấn đề bảo mật trên không gian mạng,… Đồng chí đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp thu ý kiến của các đại biểu hoàn thiện kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh năm 2022.

Văn Ngọc 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...