Làng cốm Chi Lăng đỏ lửa giữ nghề

Thứ 7, 28/09/2024 | 09:30:46
144 lượt xem

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp đã được thay thế bằng những tòa nhà cao tầng, nhiều thói quen xưa cũ được chuyển sang phong cách sống hiện đại hơn. Thế nhưng, vượt qua thách thức từ kinh tế thị trường và cả khó khăn do thiên tai, bão lũ, những lò cốm ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, vẫn đỏ lửa, gìn giữ thức quà đặc biệt của mùa thu.

Bão số 3 khiến cơ sở làm cốm của anh Trần Đình Bường, thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà thiệt hại hơn 2 tấn sản phẩm, mất điện 3 ngày nên việc sản xuất cũng chịu ảnh hưởng.Ngay sau bão, dù vẫn còn khó khăn về nguyên liệu đầu vào, anh vừa tìm hướng đi mới, vừa bắt tay ngay vào các công đoạn quen thuộc: rang thóc, tách vỏ, sàng lọc, để cho ra những mẻ cốm dẻo thơm.  

Anh Trần Đình Bường, thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà: Hiện tại bây giờ đang làm lúa tươi, nếu như trước bão thì hàng rất đẹp, rất chuẩn, sợ sau này lúa sẽ kém đi, có hạt đen, hạt thối vì ngâm nước.. Mình sẽ lựa chọn những lúa không bị ảnh hưởng.. lấy tất cả các miền, miền trung, miền bắc, tất cả các tỉnh, vùng nào không bị ngập úng, lúa vẫn còn tốt thì ta dùng. 

Trải qua chặng đường thăng trầm của thời gian, người dân xã Chi Lăng vẫn duy trì quy trình làm cốm từ cha ông truyền lại. Và cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại máy móc ra đời đang góp phần hỗ trợ con người trong thực hiện quy trình này, vẫn giữ nguyên được vị ngon của hạt cốm xưa. 

Nếu như trước đây làm cốm bằng phương pháp thủ công, một ngày cơ sở này chỉ làm được 50kg thóc, thì đến nay con số đã lên tới trên 2 tấn thóc, thu về 1,2 tấn cốm thành phẩm với giá bán 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Anh Trần Đình Bình, thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà:  Mình phải chọn những mẻ thóc đẹp, sạch, qua quá trình làm nhiều công đoạn để đưa ra sản phẩm ngon, sạch, đạt tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Gia đình chúng tôi mong muốn làm sao sản phẩm này tạo thành sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu ngày một lớn hơn. 

Ở Chi Lăng, cốm được sản xuất quanh năm, tuy nhiên thời điểm cốm cho chất lượng ngon nhất là vào tháng 5 và tháng 8 âm lịch, bởi đây là lúc lúa mới, hạt gạo còn giữ mùi thơm sữa non, có độ dẻo vừa tầm. Các tháng còn lại, người dân làm cốm bằng lúa nếp chín già. Hiện toàn xã có trên 20 hộ sản xuất cốm vừa và nhỏ. Trước kia thị trường chỉ nhỏ lẻ, trong phạm vi xã, thôn, trong tỉnh nhưng đến nay sản phẩm cốm Chi Lăng phủ sóng gần như toàn quốc.

Trong mỗi hạt cốm óng ả ở Chi Lăng, có nỗi nhọc nhằn của cây lúa trải qua những ngày mưa bão, và cả sự vất vả của người làng nghề, cùng tâm huyết và niềm tự hào khi gìn giữ được nghề truyền thống của quê hương.

Hà My 

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...