Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị chuyên đề đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025, được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến toàn quốc.
Tại điểm cầu Thái Bình, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Hội nghị chuyên đề đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025 - Điểm cầu tỉnh Thái Bình
Thời gian qua, Đảng, nhà nước luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hiện cả nước có 11.700 bộ phận 1 cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Từ năm 2021 đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 1.890 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; phê duyệt phương án cải cách hơn 1.100 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và phương án phân cấp thẩm quyền, giải quyết gần 700 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực.
Một trong 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025 là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia; Rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9 hằng năm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh: Nguồn Chinhphu.vn)
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, cương quyết loại bỏ lợi ích cục bộ; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả cụ thể; thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu. Triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tiếp tục hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy chuyển đổi số, thực hiện nghiêm quy chế làm việc mới của Chính phủ.
Duy Huy
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Đây là niềm vui đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thế nhưgn đối với các bệnh viện thì lại thêm nhiều khó khăn phải cân đối...
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...