Tăng số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện

Thứ 3, 26/02/2019 | 09:57:28
376 lượt xem

Trong 1 tháng trở lại đây, số trẻ mắc tay chân miệng vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình tăng đột biến so với ngày thường.

Trước khi vào điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình, bệnh nhi Vũ Hà Chi, 3 tuổi, có biểu hiện sốt kèm viêm loét miệng. Sau khi tự mua thuốc cho con uống nhưng cơn sốt chỉ cắt được trong thời gian ngắn, người nhà của Chi mới đưa em đi khám.

Chị Nguyễn Thị Thơm, mẹ bệnh nhân Vũ Hà Chi: "Em chỉ nghĩ nó là vết nhiệt miệng bình thường chứ lên đây BS xét nghiệm máu, nước tiểu mới nói là bị chân tay miệng."








Tháng 1 năm nay, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận 38 ca mắc tay chân miệng vào điều trị. Tính riêng nửa đầu tháng 2, con số này đã lên tới 26 trường hợp. Theo các bác sĩ, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, có khả năng phát triển thành dịch lớn. Bệnh có các biểu hiện ban đầu là sốt, có vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, ở lòng bàn tay, bàn chân. Nếu trong vòng 30 phút, trẻ giật mình hai lần, hoặc có các biểu hiện như đi loạng choạng, yếu liệt chi, sốt cao trên 39 độ, thì cha mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay. Phát hiện muộn, trẻ dễ bị biến chứng. Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, bệnh có nguy cơ diễn biến nhanh và nặng.

Bác sĩ CKI Đỗ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình: "Bệnh TCM có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tổn thương thần kinh trung ương như viêm não, màng não, ảnh hưởng đến tim mạch, gây viêm cơ tim, ảnh hưởng hô hấp như suy hô hấp, phù phổi."








Điều dưỡng Trần Công Dương, điều dưỡng trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Thái Bình: 'Vấn đề quan trọng trong bệnh TCM là  việc vệ sinh, ngoài vệ sinh tay chân thì dụng cụ, đồ chơi của các cháu, người nhà cũng cố gắng vệ sinh bằng nước hoặc xà phòng, những vị trí trẻ hay sờ nắn như nắm tay cửa, bàn ghế cũng phải vệ sinh, lau hàng ngày đề phòng trẻ sờ vào và có thể lây bệnh."

Bệnh tay chân miệng được dự báo có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu phụ huynh phát hiện con mắc tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học từ 7 – 10 ngày và báo ngay với nhà trường để vệ sinh khu vực trẻ học, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...