Vấn đề an toàn giao thông đường thủy

Thứ 2, 15/08/2016 | 16:24:57
1,921 lượt xem

Vụ tai nạn thương tâm giữa 2 tàu chở vật liệu xây dựng trên sông Hồng xảy ra trên địa bàn xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày 4 -7- 2016 làm 4 người chết để lại sự đau lòng không chỉ với gia đình nạn nhân mà với toàn xã hội. Để dẫn đến hậu quả đáng tiếc đó thì có rất nhiều nguyên nhân.

Nhiều tàu chở vật liệu xây dựng trên sông vẫn thường gặp khu vực sông Trà Lý.

Rõ ràng ngoài nguyên nhân khách quan do đâm va thì có một nguyên nhân rất đáng quan tâm đó là do tàu chở quá tải trọng cho phép, cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng. Được biết chiếc tàu bị chìm đã hết thời hạn đăng kiểm hơn bảy năm .v.v.. Đây là thực trạng về tàu đang chở hàng quá tải trên các tuyến sông trong tỉnh hiện nay,  như trên sông Trà Lý thuộc địa phận xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, tuyến trên sông Trà Lý, đoạn thuộc địa bàn phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình.... 

Đi dọc các tuyến sông Trà Lý, sông Luộc, Sông Hóa chỉ quan sát bằng mắt thường thôi cũng cho thấy,có nhiều tầu đang chở quá tải so với quy định, mực nước ngập xấp xỉ mặt tàu. .. Chỉ một va chạm nhẹ hay sóng lớn đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ông Phạm Thanh Tuấn – thuyền viên cho biết: “Trong quá trình vận chuyển, tôi thấy mấy bác chở đá chở nó rầm quá, chạy nó nguy hiểm”.

Còn nhiều người dân quan sát các thuyền chở vật liệu xây dựng ven sông Trà Lý cho biết: "Buổi sáng tàu chạy rất đông, chở đá, cát rất nặng. Tôi thấy nước nó lên xuống rất nguy hiểm.”

Ông Hoàng Quốc Tuấn – Trạm Quản lý đường sông Thái Bình cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi theo dõi lưu lượng vận tải qua trạm nhiều, lưu lượng quá tải thì không được giảm mà hầu như các phương tiện chở vượt tải quá lớn. Thống kê khoảng 60% phương tiện chở quá tải, chủ yếu là phương tiện chở cát, đá.”

Mép tàu chở hàng sát vạch nước.

Theo số liệu tổng hợp của Trạm quản lý đường sông Thái Bình, trung bình mỗi ngày chỉ riêng trên tuyến sông Trà Lý có từ 150 - 170 lượt tàu chở vật liệu xây dựng đi qua và tất nhiên đa số đều chở quá tải so với tải trọng cho phép.

Theo thiết kế đăng kiểm, các tàu đều có giới hạn an toàn về tải trọng, điều này thể hiện qua các ký hiệu mớn nước trên thân tầu. Tuy nhiên, những tàu này các mớn nước đảm bảo giới hạn an toàn đều bị vượt quá nhiều.

 Trạm Quản lý đường sông Thái Bình cho biết là khoảng 60% số phương tiện đường thủy chở quá tải , đó là con số thực sự lớn. Tuy nhiên, số liệu này cũng chỉ là tương đối vì theo khảo sát thực tế của nhóm phóng viên thì những tàu chở hàng, đặc biệt, chở vật liệu xây dựng đều chở quá tải. Điều đáng nói là các tàu này thường di chuyển trên một quãng đường dài hàng chục km, thậm chí hàng trăm km từ các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang về Thái Bình, đi qua nhiều địa bàn và có rất nhiều các lực lượng chức năng quản lý nhưng không hề bị xử lý mà vẫn cứ xuôi dòng về những nơi cần đến. Rõ ràng điều đó cho thấy việc quản lý của các lực lượng chức năng còn buông lỏng.

Được biết một phương tiện vận tải đường thủy khi hoạt động trên sông sẽ có nhiều lực lượng chức năng tham gia quản lý. Chúng tôi có thể kể ra đây gồm các lực lượng như: Thanh tra Giao thông có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cho các chủ phương tiện. Cục đăng kiểm thì cấp phép, đảm bảo an toàn kỹ thuật cho các phương tiện trước khi hoạt động. Quản lý đường sông theo dõi, kiểm tra trọng tải hoạt động của các tàu thuyền để  đảm bảo an toàn cho những công trình trên Sông. Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, đây là lực lượng có yếu tố quyết định và có nhiệm vụ hàng ngày tuần tra, kiểm soát, xử lý các tàu thuyển vi phạm như chở quá tải, không đảm bảo an toàn khi hoạt động … Tuy nhiên, thực trạng các tàu vi phạm quá tải trọng, không đảm bảo an toàn của các tầu vẫn cứ diễn ra hàng ngày trên các tuyến sông, bất chấp những tai nạn giao thông đường thủy có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

Ông Trịnh Xuân Hảo – Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thái Bình cho biết: “Thời gian tới, đòi hỏi các đơn vị chức năng, các cấp các ngành vào cuộc và tăng cường công tác xử lý, hạn chế được tai nạn giao đường thủy”.

 

Còn ông Hoàng Quốc Tuấn – Trạm Quản lý đường sông Thái Bình đề xuất:Lực lượng chức năng phải có biện pháp mạnh, phải cưỡng chế..."

Rõ ràng còn rất nhiều vấn đề trong việc quản lý các tàu, thuyền chở quá tải. Mùa mưa lũ tiềm ẩn nhiều rủi do đối với các tàu thuyền chở quá tải. Điều này đòi hỏi các lực lượng chức năng phải vào cuộc quyết liệt để tránh những tai nạn giao thông đường thủy thương tâm xảy ra như trên sông Hồng vừa qua.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...