Các nhà khoa học cho biết băng ở Nam Cực đã tan chảy khiến diện tích băng ở khu vực này chạm mức thấp kỷ lục còn 1,79 triệu km vuông. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1979, phá vỡ kỷ lục của năm 2022. Sự tan chảy của băng trên biển là một vấn đề nan giải vì nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.
Trong 44 năm qua, các nhà khoa học theo dõi lượng băng trôi nổi trên đại dương quanh bờ biển dài 18.000 km ở Nam Cực bằng các thiết bị vệ tinh. Và vào ngày 21/2/2023, băng biển ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 (691.000 triệu dặm vuông). Có nghĩa 136.000 km2 băng tan chảy ở Nam Cực trong một năm qua.
Số phận của Nam Cực rất quan trọng vì lượng băng ở khu vực này có thế làm tăng mực nước biển đáng kể.
Giáo sư Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore tại NTU: “Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu nên không một quốc gia nào có thể tự trả lời được, vì vậy chúng tôi hợp tác với các quốc gia trong và xung quanh Vòng Bắc Cực và những quốc gia thường xuyên nghiên cứu ở Nam Cực để tìm hiểu những thay đổi ở Nam Cực sẽ có tác động đến toàn cầu nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Phía sau tôi là dải băng Tây Nam Cực – nếu tan chảy – nó sẽ làm nước biển toàn cầu dâng lên 3 mét.”Tình trạng băng tan cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường, nhất là trong việc ngăn chặn ấm lên toàn cầu, do bình thường băng tuyết sẽ phản xạ tới 90% lượng tia nắng Mặt trời và mang lại hiệu ứng làm mát.
Bà Laurie Goering – BTV về biến đổi khí hậu tại Context News: “Biển băng trắng giúp phản xạ năng lượng của mặt trời trở lại không gian nhưng giờ bị thay thế bằng biển tối, không đóng băng, nước sẽ hấp thụ một tỷ lệ tương tự nhiệt của mặt trời và đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu.”
Nam Cực đã không ghi nhận quá trình băng tan nhanh chóng trong 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan chảy cao kể từ năm 2016 làm dấy lên lo ngại rằng xu hướng giảm băng đáng kể có thể đang diễn ra.
Kỷ lục băng biển thấp nhất trước đây được thiết lập vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam Cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2. Trên toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 từng được ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của mô hình thời tiết La Nina tự nhiên.
Nguồn TTXVN
Sáng 9.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 08.11, dưới sự điều hành của Phó...
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...