Hiện nay mỗi năm cả nước có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Đặc biệt, các lễ hội vào mùa Xuân tổ chức nhiều nhất so với các mùa khác trong năm và diễn ra trên khắp các vùng miền của cả nước.
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng trong quan niệm vũ trụ luận Phương Đông khi âm dương hài hòa kết hợp thì tạo ra mùa màng tốt tươi vạn vật sinh sôi nảy nở. Mùa Xuân cũng là mùa mở đầu một năm mới nên lễ hội tập trung chủ yếu vào thời gian này.
Chưa hết tháng Giêng, hàng loạt các lễ hội đã diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Mỗi một lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất, lịch sử nhất định. Sau một năm lao động, làm việc vất vả, cộng đồng lại được gặp nhau, cùng cầu mong sự an lành cho gia đình, làng xóm, mùa màng tốt tươi. Mùa xuân được quan niệm là khởi đầu cho một năm mới, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào dịp này.
TS Nguyễn Viết Chức – Chuyên gia văn hóa: Đặc biệt của nhân dân ta là lễ hội truyền thống dịp đầu năm, dịp đầu xuân có rất nhiều lễ hội, có những lễ hội rất rộng lớn, thậm chí thế giới biết đến, nhưng có những lễ hội mà chỉ người dân trong làng, trong khu vực đó người ta biết đến. |
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, lễ hội ở Việt Nam ra đời từ xa xưa gắn với những lễ mừng lúa chín. Với người Việt cổ, mùa thu hay còn gọi là mùa cơm mới là mùa quan trọng nhất, bởi đây là thời điểm lúa chín để thu hoạch. Vì vậy, trước đây các lễ hội gắn liền với mùa thu. Sau đó, người Việt dùng Âm lịch thay cho cách tính mùa lúa chín và ăn Tết Nguyên đán vào đầu mùa xuân. Các nghi lễ thờ cúng quan trọng nhất trong năm dần chuyển từ mùa thu sang mùa xuân, kéo theo sự chuyển dịch các lễ hội.
PGS Nguyễn Văn Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa: 60,70 năm trở về trước, các làng vẫn tổ chức các lễ hội mùa thu, đặc biệt sau khi thu hoạch xong lúa mùa thì lúc đấy đó là rằm tháng 8, lúc đó hát giao duyên rất rộn ràng, nhưng sau đó biến mất không còn nữa. |
Giáo sư sử học Lê Văn Lan: mùa xuân là mùa vừa cấy lúa vừa làm đòng của cây lúa chiêm, đó là lúc nông nhàn để mùa màng tốt tươi, để tháng 4 tháng 5 thu hoạch, đó là lý do ra đời lễ hội, ra đời những lễ hội mùa xuân từ đấy. |
Lễ hội truyền thống là nơi cất giữ, lưu giữ và trao truyền văn hóa cho thế hệ sau. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định, hơn 8.000 lễ hội trong một năm và chủ yếu tập trung vào mùa xuân nhưng chủ yếu là hội làng, xã hội phát triển nên có những lễ hội thu hút rất đông người tham gia, gây quá tải với công tác quản lý. Việc phục hồi các lễ hội vào mùa thu vẫn đang là trăn trở của nhiều nhà văn hóa hiện nay./.
Theo TTXVN
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...