Chính phủ triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch

Thứ 4, 15/03/2023 | 00:00:00
2,238 lượt xem

Sáng 15/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề đẩy nhanh phục hồi – tăng tốc phát triển. Dự tại điểm cầu Thái Bình có các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lại Văn Hoàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Chính phủ triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch

Hiện nay, ngành du lịch ngày càng có đóng góp quan trọng vào kinh tế của đất nước. Trước đại dịch Covid 19, ngành du lịch đóng góp vào GDP cả nước lên đến 9,2%/năm. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid 19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch của Việt Nam. Nhất là năm 2021, Việt Nam chỉ đón khoảng 3.800 lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách nội địa, công suất buồng bình quân chỉ đạt khoảng 5%, chỉ có 25% lao động du lịch có việc làm. Đến nay, nhờ dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, ngành du lịch đã mở cửa trở lại. Trong năm 2022, cả nước đã đón được 3,5 triệu lượt khách quốc tế, hơn 100 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 đạt hơn 495 nghìn tỷ đồng. 

Tuy nhiên, ngành du lịch hiện còn nhiều khó khăn, khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng, thông tin quảng bá còn hạn chế, nguồn lực, hạ tầng, sản phẩm phục vụ du lịch còn nhiều khó khăn, bất cập. Trên cơ sở đó, các đại biểu tập trung thảo luận đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để ngành du lịch Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu; sớm hoàn thiện, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về đẩy nhanh phục hồi – tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. 

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể với phát triển kinh tế - xã hội với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, cần ưu tiên các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại với tư duy mới, cách làm sáng tạo. Phát triển du lịch trong giai đoạn mới phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế nhưng cũng đa dạng, độc đáo, riêng có; kiên định mục tiêu nhưng phải hết sức linh hoạt, thích ứng, đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số.

Thủ tướng nêu rõ 3 phương châm: Tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp, có quy hoạch và định hướng lâu dài trên cơ sở nghiên cứu và hội nhập sâu rộng với sự phát triển của ngành du lịch ở các nước phát triển trên thế giới. Phát triển du lịch một cách toàn diện và sâu rộng nhằm phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả ngoại lực, từng bước xây dựng, xác lập và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện", thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước./.

Văn Ngọc

  • Từ khóa
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...