Theo BS Nguyễn Tiến Lâm, bệnh sởi và cúm đều có biểu hiện giống nhau, tuy nhiên bệnh sởi có điểm khác là đau mắt…
Thời điểm hiện nay, điều kiện thời tiết đang là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lưu hành và gây bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng tháng 1/2014, đã có 241 trường hợp mắc bệnh sởi ở 24 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái. Hiện đã có 3 trường hợp tử vong, tại Hà Nội (1 trường hợp) và Yên Bái (2 trường hợp).
Cùng thời điểm này, nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp. Từ tháng 1/2014, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A (H5N1). Điều đáng nói là triệu chứng của bệnh sởi và cúm có nhiều điểm giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại bệnh này?
Cách phân biệt giữa bệnh sởi và bệnh cúm
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương) cho biết: bệnh cúm và sởi đều có chung như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Tuy nhiên, điểm khác ở bệnh sởi là: viêm ở mắt, mắt phù nề, chảy nước mắt, rỉ mắt gây kèm nhèm mắt. Sau đó, khoảng 2-3 ngày thì ban đỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt, đến cổ, vai, ngực, lưng, bụng, mông và lan xuống đùi và chân.
Bênh nhân bị sởi điều trị tại Viện nhi Trung ương (ảnh: Văn Hải) |
Khi ban sởi lan xuống chân, các ban ở trên mặt bắt đầu bay và bay lần lượt theo thứ tự nó mọc. Sau khi bay đi, nó sẽ để lại những vết thâm ở trên da. Bệnh sởi thông thường diễn biến từ 7 - 10 ngày thì hồi phục và khỏi.
Những bệnh nhân dễ mắc bệnh sởi đó là sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
Theo kết quả giám sát sởi 2013 của ngành y tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy: Lứa tuổi mắc bệnh: chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (75,9%), đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chiếm trên 60%, Hà Nội trẻ dưới 5 tuổi chiếm 86,7% tổng số trẻ mắc bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do chưa được tiêm vaccine sởi hoặc chưa nhận được đủ số mũi tiêm: các tỉnh, thành phố có trên 30% số mắc chưa được tiêm vắc xin, riêng Hà Nội và TP HCM có trên 89% số mắc chưa được tiêm vaccine sởi.
Các yếu tố nguy cơ gây dịch
Cục Y tết dự phòng cho rằng, tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi.
Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng 2 mũi vaccine chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vaccine phòng bệnh, bao gồm cả vaccine sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ.
Trong khi đó, vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì. Vaccine sởi là một trong những vaccine có hiệu quả cao trong phòng bệnh sởi, tuy nhiên, cũng như các vaccine khác, chỉ có khoảng 85% trẻ em tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng tuổi được bảo vệ phòng bệnh sởi.
Với tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi đạt khoảng 90% có khoảng 76% số trẻ sinh ra hàng năm được bảo vệ. Số trẻ còn lại (24%) nếu không được tiêm chủng mũi 2 vaccine sởi lúc 18 tháng tuổi sẽ tích lũy và có khả năng gây dịch nếu có vi rút sởi xâm nhập.
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm cho rằng: Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ em cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
“Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccinesởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời”, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, các chuyên gia y tế khuyên các gia đình cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng ở trể em. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh.
Nếu trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho./.
Thu Thủy - Văn Hải/VOV online
Theo: Vov.vn
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 11.11, Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tham dự phiên họp có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên...
Sáng 9.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 08.11, dưới sự điều hành của Phó...
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...