Mỹ triển khai 7 tàu sân bay tới các căn cứ hải quân ở Tây Thái Bình Dương để đối phó khả năng bị Trung Quốc tấn công bất ngờ
Trang tin tức quân sự Strategy Page vừa nhận định quân đội Trung Quốc (PLA) đang quá lạc quan về cơ may chiến thắng trong một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Trang tin có trụ sở tại Mỹ này khẳng định Bắc Kinh trong suốt chiều dài lịch sử đã không lượng đúng sức mình. Trung Quốc đang quá ảo tưởng về khả năng đánh bại Mỹ trong một cuộc tấn công bất ngờ thông qua những tuyên bố chính thức cùng với chiến lược phát triển quân sự đầy tham vọng.
Trung Quốc gần đây tự tin khoe đang sở hữu hàng chục tên lửa chống hạm có khả năng nhắm trúng tàu sân bay Mỹ, đồng thời đẩy mạnh tập trận ở các vùng biển xa. Chưa kể, Bắc Kinh được cho là đã theo đuổi chiến dịch do thám mạng kéo dài cả thập kỷ qua nhằm đánh cắp bí mật quân sự của Washington.
Để đối phó khả năng bị Trung Quốc tấn công bất ngờ ở Tây Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai tới 7 tàu sân bay đến các căn cứ hải quân tại đây. “Động thái này không chỉ làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Bắc Kinh mà còn chỉ ra những điểm yếu quân sự của họ” - Strategy Page nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 3-9 cũng khẳng định Washington vẫn đang có “lợi thế quân sự và công nghệ vượt trội bất cứ đối thủ tiềm tàng nào”. Dù vậy, ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh cần đầu tư nhiều hơn nữa cho quân đội Mỹ để không bị Trung Quốc và Nga qua mặt trong bối cảnh 2 nước này không ngừng tăng cường chi tiêu quốc phòng.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác về mặt quân sự, Ấn Độ đang lên kế hoạch xuất khẩu vũ khí sản xuất trong nước sang Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Nguồn tin của tờ The Economics Times hôm 3-9 tiết lộ chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi có kế hoạch xuất khẩu tên lửa BrahMos, hệ thống phòng thủ Tejas cho một số đối tác hữu nghị như Việt Nam, Indonesia và Venezuela. Theo tờ báo, Ấn Độ dự kiến ký một thỏa thuận cung cấp thiết bị quốc phòng cho Việt Nam nhân chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Pranab Mukherjee từ ngày 14 đến 17-9.
Ở chiều ngược lại, Ấn Độ nhiều khả năng đạt được thỏa thuận mua uranium của Úc khi Thủ tướng Tony Abbott thăm New Delhi ngày 4 và 5-9. Chính quyền Canberra nhiều lần từ chối bán uranium cho Ấn Độ vì nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Cho đến năm 2012, lệnh cấm được dỡ bỏ và thỏa thuận nêu trên có cơ hội thành công trong bối cảnh Úc đang hoãn xuất khẩu uranium cho Nga do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nhật - Philippines thúc đẩy liên minh
Các nhà lập pháp Nhật Bản và Philippines hôm 3-9 đã ký thỏa thuận không chính thức tại Manila nhằm hình thành một hội đồng quốc tế thúc đẩy các biện pháp hòa bình cho tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.
Hai bên nhất trí đẩy mạnh thành lập “Liên minh các nghị sĩ vì an ninh hàng hải tại châu Á”, đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và làm rõ các tuyên bố chủ quyền phải dựa trên luật pháp quốc tế. Thỏa thuận được ký nhân chuyến thăm Philippines của phái đoàn gồm 6 nghị sĩ Nhật Bản.
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...