Chiều 8.11, ngay sau khi nghe Chính phủ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ báo cáo về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), QH đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình
Bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục
Các ĐBQH đều nhất trí việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục hiện hành thay vì sửa đổi, bổ sung một số điều như bản dự thảo trình QH tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIV. ĐBQH Dương Đình Thông (Bắc Giang) đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Chính phủ. Bản dự thảo trình QH lần này đã tiếp thu tương đối đầy đủ ý kiến của các ĐBQH, trong đó có 19 nội dung tiếp thu, 3 nội dung giải trình thêm và bổ sung thêm một số chính sách mới. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn khi dự thảo Luật vẫn còn nhiều điều khoản giao cho Chính phủ, Thủ tướng, Bộ quy định.
Các ĐBQH đánh giá cao việc dự thảo Luật đã quy định về tính chất mở, liên thông của hệ thống giáo dục quốc dân, bổ sung quy định về việc sử dụng kết quả học tập mà người học đã đạt được để liên thông giữa các cấp học, các trình độ khác cùng ngành nghề hoặc khi người học muốn chuyển ngành nghề, chuyển hình thức và trình độ đào tạo khác. Những quy định này nhằm thúc đẩy việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp, góp phần tạo điều kiện bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo để phát triển năng lực bản thân. Tuy nhiên, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) chỉ ra một thực tế là hiện nay, có nhiều hình thức giáo dục tồn tại nhưng quy định, văn bản hướng dẫn lại chưa rõ ràng, còn có sự mập mờ giữa hình thức giáo dục chính quy và hình thức giáo dục thường xuyên. Do đó, đại biểu đề nghị, cần giao Chính phủ quy định chi tiết hoặc là phải làm rõ trong dự thảo Luật các hình thức giáo dục này. Liên quan đến vấn đề này, một số đại biểu cũng nhất trí với đề xuất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ về việc cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ khái niệm, phương thức tổ chức, quy định các chính sách liên quan đến giáo dục thường xuyên để hình thức giáo dục này được phát triển đúng hướng, nhằm thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho mọi người và góp phần xây dựng xã hội học tập. Cùng với đó, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, bảo đảm chất lượng các cơ sở giáo dục thường xuyên, tránh đầu tư nguồn lực lãng phí, dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp.
Trưởng Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến điều hành phiên họp tổ chiều 8
Đại biểu Thạch Phước Bình chỉ ra một bấp cập đối với quy định về cán bộ quản lý giáo dục khi dự thảo Luật có nhiều điều khoản quy định về vai trò của cán bộ quản lý giáo dục nhưng lại không đưa ra khái niệm thế nào là cán bộ quản lý giáo dục. Phải chăng cán bộ quản lý giáo dục là người làm công tác quản lý ở các cơ sở giáo dục hay cán bộ hoạch định chính sách về quản lý giáo dục ở Bộ Giáo dục – Đào tạo? Chính vì không định danh được cán bộ quản lý giáo dục là ai nên dự thảo Luật chỉ đề cập đến chính sách dành cho nhà giáo mà không rõ chính sách dành cho cán bộ quản lý giáo dục như thế nào. Theo đại biểu, phải xác định rõ cán bộ quản lý giáo dục là những đối tượng nào và kèm theo đó là có chính sách cụ thể, tránh tình trạng, giáo viên khi được chuyển sang làm cán bộ quản lý, tức là “làm quan” nhưng chế độ, chính sách lại không bằng khi đi dạy. Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị, phải nhanh chóng cụ thể hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Đây là chính sách đã được đề ra từ năm 1996 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Công bằng, minh bạch trong thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa
Một nội dung được các ĐBQH tập trung thảo luận tại các tổ chiều qua là quy định về chương trình, sách giáo khoa. ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) bày tỏ lo lắng về quy định “thực hiện xã hội hóa, biên soạn sách giáo khoa”. Vừa qua, tình trạng sách giáo khoa in không đủ, không biết mua ở đâu, nhiều sách không thống nhất đã trở thành vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, về nguyên tắc chung, sách giáo khoa nên là 1 bộ chuẩn dùng cho cả nước, do Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, dùng được cho nhiều năm và hàng năm, có thể bổ sung nhưng không nên bổ sung quá 10%. Theo đại biểu, nên xã hội hóa việc in ấn sách giáo khoa vì vừa qua, chính là do độc quyền in nên mới xảy ra tình trạng gây bức xúc dư luận như vậy. Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Dương Đình Thông cho rằng, quy định trong dự thảo Luật đã cơ bản luật hóa được tinh thần của Nghị quyết 88 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định này trong dự thảo luật, ví dụ, cần làm rõ cơ chế tài chính để xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa như thế nào, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cung cấp sách giáo khoa, nhất là đối với các vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ra sao, quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa như thế nào để bảo đảm công bằng trong thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu, xác định các loại hình cơ sở giáo dục đang tồn tại hoặc sẽ hình thành, phát triển, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng khung chính sách về hệ thống cơ sở giáo dục phù hợp. Quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong việc thành lập, vận hành và phát triển các cơ sở giáo dục công lập; hỗ trợ để các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phát triển minh bạch, hiệu quả và thống nhất với các quy định trong các đạo luật chuyên ngành có liên quan. Bên cạnh đó, cần làm rõ trong luật về mô hình trường phổ thông có nhiều cấp học; về khái niệm, sự khác biệt trong cơ chế tài chính giữa cơ sở giáo dục tư thục với cơ sở giáo dục tư thục không vì lợi nhuận; vấn đề sở hữu đối với phần tài sản hình thành trong quá trình tích lũy, tái đầu tư, đặc biệt là phần tài sản chung hợp nhất không chia của các cơ sở giáo dục tư thục không vì lợi nhuận và chính sách ưu tiên cho loại hình này. Nghiên cứu, bổ sung quy định điều chỉnh quá trình chuyển đổi mô hình cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những địa phương có khả năng xã hội hóa cao.
Theo báo Đại biểu nhân dân điện tử
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...