Xây dựng nông thôn mới Thái Bình phát triển bền vững

Thứ 2, 07/03/2022 | 00:00:00
1,371 lượt xem

Năm 2019, Thái Bình đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh. Ngay sau đó, các địa phương tiếp tục hành trình mới. Đó là xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Giai đoạn mới, nhiệm vụ mới đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể, xây dựng nông thôn hiện đại nhưng vẫn giữ được những bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi vùng quê.

Nông thôn Thái Bình nhìn từ trên cao

Những công trình kiên cố… Đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa, sạch sẽ và khang trang. Thế nhưng, một thực tế tại các vùng quê NTM hôm nay. Ao làng, giếng làng, những lũy tre làng không còn nhiều và đang bị thu hẹp. Xu hướng nhà cửa bám theo đường giao thông, nhà chia lô xuất hiện... đã phố hóa nhiều đường làng, thôn quê. Điều này tác động không nhỏ đến cảnh quan, cấu trúc nông thôn.

Ông Bùi Văn Bảng - Giám đốc công ty cổ phần tư vấn quy hoạch, khảo sát, thiết kế xây dựng Thái Bình:

“Trong hạ tầng quy hoạch nông thôn mới chúng tôi đã quy định, ao hồ không lấp giữ nguyên màu xanh và hệ sinh thái trong làng. Muốn giãn dân thì làm ra 1 đô thị mới theo tiêu chuẩn mới, có thể liền kề với làng hoặc cụm dân cư, đường xá mở ra, giữ nguyên làng, mới giữ được làng quê.”


Hội thảo quốc tế “mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình, đến năm 2030, tầm nhìn 2045”

Tại hội thảo quốc tế “mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình, đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, Các chuyên gia cho rằng: giai đoạn vừa qua, các địa phương thường chú trọng nhiều hơn vào các tiêu chí cứng. Tức là đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống hạ tầng: điện, đường, trường, trạm. Chưa quan tâm nhiều đến điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân thông qua sinh kế. Vì vậy theo các chuyên gia, để xây dựng NTM bền vững, trong giai đoạn mới, mỗi địa phương cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các “tiêu chí mềm”, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong mỗi con người, gia đình, làng, xã và cộng đồng xã hội.

PGS.TS. Nguyễn Toàn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:

“Gìn giữ các giá trị bản sắc nông thôn Việt Nam đầu tiên là văn hoá ứng xử, văn hoá sinh kế nông thôn Việt Nam - canh tác đồng ruộng thì phải yêu quý mảnh đất quê mình trước, sống thân thiện thiên nhiên, không làm hỏng môi trường, rất cân nhắc khi bê tông hoá 1 số chỗ đất đai màu mỡ và nhớ không gian xanh nông thôn, thảm thực vật phải được bảo vệ.”


Những ngôi nhà xây dựng xen kẽ với đồng ruộng

PGS.TS Nguyễn Hồng Thục - Chủ tịch Viện nghiên cứu định cư và năng lượng bền vững:

“Chúng ta phải đưa vốn văn hoá, vốn xã hội, giá trị sống bản địa trở thành giá trị trong phát triển, đảm bảo đời sống tiện ích nông thôn, dùng ngay vốn văn hoá, truyền thống đặc sắc họ có để trở thành 1 giá trị cộng sinh với sự phát triển mới.”


Những ý kiến của các chuyên gia là gợi mở để Thái Bình có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn mới, để nông thôn Thái Bình trở thành nơi đáng tìm đến và là nơi để quay về. 

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...