Mặc dù là tỉnh có nhiều lợi thế, nhưng số sản phẩm nông nghiệp của Thái Bình xây dựng được thương hiệu lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Từ gạo tới cá, tôm, hay nhiều nông sản khác, chúng ta có thế mạnh nhưng chưa có nhiều thương hiệu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước, chứ chưa nói gì đến các sản phẩm của nước ngoài.
Nhắc đến Thái Bình, ai cũng nghĩ ngay đến lúa. Tuy nhiên, tỉnh mới xây dựng được thương hiệu lúa giống mà chưa xây dựng được thương hiệu gạo chung. Hiện nay một số doanh nghiệp đã và đang tiến hành xây dựng thương hiệu gạo, bước đầu đạt được thành công nhưng vẫn còn khó khăn. Bởi muốn xây dựng được thương hiệu gạo, cần có giống tốt và quy trình sản xuất đạt chuẩn. Quy trình canh tác, chế biến được chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn chúng ta chưa có. Người nông dân mạnh ai người đó làm, chưa quy hoạch được vùng trồng lúa hàng hóa có quy mô lớn.
Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng C.ty giống cây trồng Thái Bình: Chúng ta chưa có thương hiệu gạo, Thương hiệu phải là sản phẩm cụ thể, doanh nghiệp cụ thể chứ không phải thương hiệu chung chung. Xây dựng thương hiệu không hề đơn giản. Xây dựng thương hiệu là một trăn trở, một sự lao tâm khổ tứ để nghiên cứu, làm thế nào để thành công thương hiệu đó.
Không chỉ gạo mà nhiều sản phẩm khác cũng rơi vào tình trạng như thế. Nguyên nhân chính là do sản xuất còn manh mún, phân tán theo quy mô gia đình. Anh Lê Tiến Mạnh, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư tích tụ hơn 10ha đất và dành 1/3 diện tích này để trồng bí. Theo ước tính, sản lượng thu hoạch khoảng 160 tấn một vụ. Mặc dù đã nhận thức được lợi ích nhưng với cá nhân anh Mạnh, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hiện nay chưa thể thành công.
Anh Lê Tiến Mạnh - Xã Tân Phong (Vũ Thư): Tôi đã nghĩ đến như vậy nhưng hiện tại mình chưa thể làm được bởi vì bây giờ…tính ra 10ha là lớn nhưng so với bên ngoài để cung cấp cho 1 vài siêu thị chưa đáng bao nhiêu cả và để xây dựng được thương hiệu riêng của mình thì diện tích cần lớn hơn nữa, chứ như này là quá nhỏ để mình làm việc đó.
Ngay cả khi đã hình thành được vùng chuyên canh nhưng chất lượng không đồng nhất, thiếu ổn định, chưa tổ chức sản xuất kết hợp chặt chẽ với tiêu thụ. Mạnh ai đó trồng, mạnh ai đó bán, không theo một quy chuẩn, chưa hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Ông Đỗ Văn Đồng - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Thư: Thứ nhất là mình chưa tạo được diện tích đủ lớn, thứ 2 là độ đồng đều của sản phẩm vì đất đai manh mún, một khu đất của nhiều chủ sở hữu. Thứ 3 là chất lượng chưa đảm bảo. Tóm lại từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi chưa làm được
Trên con đường xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của Thái Bình, rất cần sự chung tay của cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân. Bởi xây dựng được thương hiệu sẽ tạo động lực cho sự phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa và bền vững, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia hiệu quả, chủ động vào thị trường, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đặc biệt trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Và việc xây dựng thương hiệu cũng hạn chế cho nông sản rơi vào điệp khúc: Được mùa mất giá, phải giải cứu như trong trong thời gian qua.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...