Dễ nuôi, không tốn công chăm sóc, lợi nhuận cao, nhiều nông dân ở xã An Bình, huyện Kiến Xương đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ việc nuôi ba ba thương phẩm. Đây là vật nuôi chủ lực tại địa phương này trong nhiều năm nay.
Nông dân ở xã An Bình, huyện Kiến Xương làm giàu từ việc nuôi ba ba thương phẩm
Cách đây gần hai chục năm, sau khi nuôi thử nghiệm thành công, một nông dân ở xã An Bình, huyện Kiến Xương đã chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi cá truyền thống sang nuôi ba ba gai. Hiệu quả kinh tế mà vật nuôi này mang lại trong những năm qua cho thấy đây là quyết định đúng đắn, phù hợp.
Trọng lượng mỗi con ba ba đạt từ 3,5 - 4 kg/1 con chỉ sau 2 năm đến 2 năm ruỡi nuôi
![]() | Ông Phạm Hữu Chính - xã An Bình, huyện Kiến Xương Con vật này nó dễ nuôi, mà môi trường ở mình cũng thuận lợi cho việc nuôi. Về thức ăn thì cũng rất là dồi dào. Mình có thể kiếm mồi cho nó ăn, nếu không thì đi mua các phụ phẩm của con lợn, con gà về cho nó ăn, nói chung phát triển rất là tốt. Thu nhập mang lại cho gia đình tôi mỗi năm từ 300 - 350 triệu đồng. |
An Bình là địa phương có số hộ nuôi ba ba nhiều nhất ở Thái Bình tính đến thời điểm này. Toàn xã hiện có khoảng 80 hộ nuôi ba ba, riêng thôn Bằng Trạch có 65 hộ nuôi. Hộ nuôi ít khoảng 120 con, nuôi nhiều khoảng 1.500 con. Các gia đình thường nuôi gối vụ khoảng 3-4 đợt/năm để dễ chăm sóc và thường xuyên có ba ba xuất bán.
![]() | ![]() |
Các gia đình thường nuôi gối vụ khoảng 3-4 đợt/năm để dễ chăm sóc và thường xuyên có ba ba xuất bán
Ông Trương Thanh Hải - xã An Bình, huyện Kiến Xương Trong 1 chu kỳ sản xuất thì chỉ 2 năm đến 2 năm ruỡi chúng tôi đã được thu hoạch để đem bán, với trọng lượng là từ 3,5 - 4 kg/1 con. | ![]() |
Được xếp trong tốp các món ăn đặc sản, nên ba ba có giá trị kinh tế rất cao. Trung bình khoảng 370 - 500 nghìn đồng/kg ba ba gai. Giá trị từ con ba ba mang lại nguồn thu nhập cho người dân xã An Bình mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với nuôi trồng các loại cây con khác. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là tại địa phương chưa sản xuất được con giống nên việc chăn nuôi chưa được chủ động.
Vấn đề con giống còn khó khăn lớn do phải đi mua từ tỉnh ngoài về
![]() | Anh Bùi Văn Hoạt - xã An Bình, huyện Kiến Xương Nhà tôi nuôi ba ba từ năm 2010, đến nay cũng được hơn chục năm rồi. Con giống thì phải đi mua tận các tỉnh phía Tây Bắc, cụ thể là tỉnh Yên Bái. |
Ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội nông dân Tỉnh Thái Bình Hiện nay những người nuôi ba ba gai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như chưa chủ động được nguồn giống tại địa phương. Hội nông dân tỉnh cũng đề nghị Sở khoa học – Công nghệ, các nhà khoa học, các ngành nghiên cứu để giúp cho bà con tạo được nguồn con giống tại địa phương, để giảm chi phí và tăng hiệu quả cho người nuôi ba ba. | ![]() |
Dễ nuôi, ít dịch bệnh, đầu ra sản phẩm thuận lợi, nông dân nơi đây đang tiếp tục mở rộng quy mô để đưa ba ba gai trở thành vật nuôi đặc sản chủ lực của địa phương.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...