Xử phạt ô nhiễm tiếng ồn ở nước ngoài

Thứ 2, 22/02/2021 | 09:54:54
2,327 lượt xem

Chuyện bực bội vì tiếng karaoke đáng ra sẽ chỉ là tạm thời, không thành nỗi căng thẳng dai dẳng mãn tính, nếu như những năm qua chúng ta quyết liệt hơn trong việc xử phạt hành vi hát karaoke quá to theo mức phạt về hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Nhìn ra thế giới , tại nhiều nước, ô nhiễm tiếng ồn được xếp vào dạng ô nhiễm nguy hại thứ 2. Một số nước đã ra quy định cụ thể về mức độ âm thanh cũng như mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.

Tại Việt Nam, ô nhiễm tiếng ồn cũng đã được quy định Tại điểm a, khoản 1, Điều 6, Nghị định số 167/2013. Theo đó, người hát karaoke làm ồn ào tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
 Ngoài ra, đối với trường hợp hát karaoke gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn, tùy theo mức độ mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 160 triệu đồng (theo Điều 17 Nghị định số 155/2016). Tuy nhiên, đối với tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật thì phải có thiết bị đo theo quy định mới xử lý được.

Tại Trung Quốc, Chính phủ nước này yêu cầu lắp cách âm cho mọi cơ sở, tòa nhà có lắp tăng âm, loa đài, nhạc cụ và thậm chí đối với cả thiết bị sưởi ấm, máy điều hòa gây tiếng ồn.

Các loại thiết bị khuếch đại âm thanh chỉ được sử dụng tại các khu vực công cộng từ 10h đến 18h. 

Công trình xây dựng, sửa chữa bị cấm hoạt động trong khung giờ từ 18h giờ đến 8h sáng hôm sau và trong các ngày cuối tuần.

Người vi phạm sẽ bị phạt từ 30 đến 72 USD. 

Singapore nổi tiếng là đất nước quy củ.

Nếu có bất kỳ khiếu nại nào về tiếng ồn, Bộ Môi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ tiếng ồn. Nếu vượt quá mức độ quy định, người gây ra tiếng ồn phải chịu khoản tiền phạt lên tới 2.000 USD. nếu tái phạm phải nộp 100 USD mỗi ngày tiếp theo.

Nhật Bản, quy định còn cao hơn.

Tức là tiếng ồn công cộng không được vượt quá 45 decibels, tương đương chim hót.

Một số trường mẫu giáo tại Nhật Bản phải sử dụng màng cách âm để ngăn chặn tiếng cười đùa của trẻ em.

Trong khi đó, Mỹ đã Ban hành luật chống ô nhiễm tiếng ồn từ năm 1972 với mọi qui định nghiêm ngặt từ giới hạn âm lượng của phương tiện giao thông, máy bay, đên thiết bị sưởi, hệ thống thông gió và điều hòa không khí.

Còn Thụy Sỹ ra qui định rất nghiêm ngặt về tiếng ồn, đến nỗi việc xả nước sau 22h cũng bị coi là hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.

Người vi phạm sẽ bị phạt từ 50-1000 USD: người la hét trên đường phố bị phạt 150 USD, bấm còi ô tô gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của khu phố bị phạt từ 300-1000USD.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...