Đó là mục tiêu của Hội nghị tham vấn “tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Cục Trợ giúp pháp lý-Bộ Tư pháp và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức diễn ra sáng nay (30/5) tại Hà Nội.
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị
Hiện nay hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý khá đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhưng vẫn chưa biết hết quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Chia sẻ về những phát hiện trong các cuộc tham vấn cộng đồng với những đối tượng trợ giúp pháp lý và những người cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý ở địa phương, ông Aristeidis I.Panou- Luật sư cấp cao, Ngân hàng Thế giới cho biết: Tham vấn được thực hiện tại cấp cơ sở gồm: 2 xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và 2 xã tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với 26 cuộc phỏng vấn sâu, 10 cuộc thảo luận nhóm tập trung. Thành phần được tham vấn gồm 79 người (dân tộc Thái, H’Mong, Nùng, Tày và Dao), 22 cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh và một cuộc Hội thảo tại tỉnh Yên Bái với 80 người tham dự, gồm đại diện các bên tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý và người dân tộc thiểu số tại 8 tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc (Điện Biên, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái và Hà Giang).
Tham vấn đã có những phát hiện sơ bộ như: Nhu cầu pháp lý của nhóm người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương rất đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Lao động, đất đai, hôn nhân gia đình và các vấn đề hình sự; phía có nhu cầu tiếp cận trợ giúp pháp lý thiếu kiến thức, thiếu động lực niềm tin; phía cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý tập trung vào các vụ việc hình sự và tham gia đại diện tố tụng, hạn chế về ngân sách và nguồn nhân lực, sự phối hợp và giám sát hoạt động trợ giúp pháp lý.
Bà Vũ Thị Hường – Phó Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý cho biết: Hiện đã có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 151 chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý đặt tại các huyện hoặc liên huyện.
Đến 31/12/2018 mới có 166 tổ chức hành nghề luật sư tham gia trợ giúp pháp lý (15 tổ chức ký hợp đồng với Sở Tư pháp, 141 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý); 45 tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý (13 tổ chức ký hợp đồng với Sở Tư pháp, 32 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).
Đến hết 31/3/2018 toàn quốc có 638 Trợ giúp viên pháp lý, 1.087 luật sư tham gia trợ giúp pháp lý (chiếm 8,2% tổng số luật sư trong toàn quốc), 2.0125 cộng tác viên, 102 tư vấn viên pháp luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.
Tại các tỉnh miền núi, tỷ lệ người nghèo, người dân tộc thiểu số cao, điều kiện đi lại khó khăn như Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Bắc Kan… đối tượng được trợ giúp pháp lý nhiều nhưng nguồn lực người thực hiện trợ giúp pháp lý còn hạn chế. Điển hình là số lượng luật sư tại các tỉnh như: Bắc Kạn (8), Lai Châu (9), Hà Giang (10), Kon Tum (11), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (13), Yên Bái (16), Điện Biên (19).
Năm 2018, có 50.547 vụ việc với 50.547 đối tượng được trợ giúp pháp lý, trong đó có 38.431 vụ việc tư vấn pháp luật; 11.867 vụ việc tham gia tố tụng; 249 vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện chiếm đa số (70,8%) các vụ việc trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.
Hiện chưa có số liệu chính xác về nhu cầu trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, tuy nhiên qua các dữ liệu về số lượng người được trợ giúp pháp lý, dân số, số lượng án trên toàn quốc có thể nhận định nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân là khá cao và đa dạng ở nhiều lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình..) và 14 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý (người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em, người nghèo...).
Khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân còn hạn chế do một số nguyên nhân như: Trình độ dân trí còn thấp, đa phần không biết chữ và không nghe, nói được tiếng phổ thông ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nên hạn chế trong việc truyền đạt thông tin pháp luật đến người dân; công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý còn chưa hiệu quả nên người dân chưa biết đến trợ giúp pháp lý; mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn mỏng; kinh phí hoạt động của một số Trung tâm còn ít và thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động trợ giúp pháp lý; sự phối hợp giữa tổ chức trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức chưa thực sự hiệu quả nên việc giới thiệu và chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý còn hạn chế.
Ông Aristeidis I.Panou cho rằng cần gắn hoạt động trợ giúp pháp lý với công tác giảm nghèo. Ông cũng đề xuất các biện pháp can thiệp gồm: Tập trung tư vấn pháp lý trực tiếp; tận dụng thể chế truyền thông (như già làng), các tổ chức tại cơ sở (như Hội Phụ nữ, Hội ND) và mạng lưới tuyên truyền rộng rãi về kiến thức pháp lý và hoạt động cung cấp trợ giúp pháp lý; nâng cao hiểu biết về nhu cầu pháp lý của nhóm người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương; tăng cường hoạt động truyền thông qua các phương thức phù hợp với đặc trưng văn hóa và chuẩn mực của từng dân tộc; củng cố niềm tin vào hệ thống trợ giúp pháp lý và phát triển năng lực của các đối tượng tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm phục vụ nhu cầu đặc thù của các nhóm đối tượng đặc biệt (ví dụ như những phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình v.v…) ; xem xét việc lồng ghép các hoạt động liên quan trao quyền pháp lý vào các Chương trình trọng điểm Quốc gia.
Sau Hội nghị này, Cục Trợ giúp pháp lý sẽ tổng hợp ý kiến các đại biểu và có nghiên cứu các giải pháp tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế.
Theo hoinongdan.org.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...