Sáng 27-11, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì hội nghị Toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hình thức truyền hình trực tuyến từ điểm cầu chính tại Hà Nội và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình.Dự tại điểm cầu Thái Bình có: Đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Thái Bình và các sở ngành địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Nghị quyết 26 tại Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết toàn diện, với các quan điểm và chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, rất đúng và trúng về vấn đề “tam nông”, được các cấp ủy và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả đột phá. Vì vậy hội nghị là dịp để các ban ngành từ Trung ương đến địa phương đánh giá lại các kết quả đạt được sau 10 thực hiện NQ, cũng như lắng nghe thêm ý kiến từ các chuyên gia, kinh nghiệm thực tiễn từ các ban ngành, địa phương trong quá trình thực hiện NQ. Trên cơ sở đó, Trung ương sẽ tổng hợp đề ra các giải pháp, quy định mới về phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn một cách hiệu quả nhất, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thực tiễn từ các địa phương.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá lại kết quả thực hiện NQ 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng. Giai đoạn 2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,66%/ năm. Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đạt 36,5 tỷ USD, tăng 2,2 lần so với năm 2008. Cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động nông thôn thay đổi tích cực. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, với trên 3.000 xã và 43 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5%/năm.
Đối với tỉnh Thái Bình, từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 26, các cấp ủy, đơn vị địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chú trọng tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại. Chăn nuôi phát triển mạnh theo hình thức gia trại, trang trại với kỹ thuật và công nghệ cao. Thủy sản mở rộng cả về nuôi trồng và khai thác. Gía trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng trưởng bình quân 3,96%/năm. NTM ở các địa phương được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh đã có 200 xã và 1 huyện về đích NTM, hơn 96% hộ dân nông thôn đấu nối và sử dụng nước sạch, tỷ lệ hồ nghèo giảm còn 4,01%, bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt 37 triệu đồng/năm, đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ rõ 1 số tồn tại hạn chế sau 10 thực hiện NQ như: ở nhiều địa phương vẫn còn bộc lộ yếu kém trong các khâu tổ chức sản xuất, người nông dân còn khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn. Chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng NTM ở nhiều nơi còn hạn chế.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: những tồn tại yếu kém trên cần phải được khắc phục trong thời gian tới để NQ 26 tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thủ tướng đề nghị các Bộ, Ban Ngành Trung ương và các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó cần phải đổi mới tuy duy, cách thức quản lý về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phải thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp. Trong đó, gắn kết chặt chẽ với các phong trào xây dựng NTM, phát triển kinh tế người dân với các việc xóa đói, giảm nghèo.
Thủ tướng đề nghị: các địa phương cần khắc phục được tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Tăng cường liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Từ đó nâng cao hiệu quả năng suất trong phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn.
Phạm Ngọc
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...