Bangladesh chế tạo màng lọc nước từ tảo xanh

Thứ 6, 11/10/2019 | 14:35:30
1,255 lượt xem

Ô nhiễm nước là một trong những vấn đề đau đầu mà nhiều quốc gia phải đối mặt, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư, nơi nhu cầu nước sạch luôn khan hiếm. Và mới đây, các nhà khoa học tại Bangladesh đã nghiên cứu một phương án lọc nước bằng tảo xanh. Dự án này nếu thành công sẽ được áp dụng rộng rãi, và trở thành biện pháp lọc nước tiết kiệm, dễ áp dụng tại nhiều nơi.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Dhaka, Bangladesh đã thực hiện dự án nuôi chế tạo màng lọc nước từ tảo xanh, biến nước bẩn thành nước uống được. 

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Uppsala của Thụy Sỹ. Tại đây, các nhà nghiên cứu sẽ biến các sợi cellulo của loài tảo xanh Pithophora thành miếng giấy lọc nước và gửi trở lại Dhaka để thử nghiệm.




Giáo sư Mohammah Almujaddade – Khoa Thực vật học, ĐH Dhaka: Chúng tôi thu thập các loại tảo xanh có trong nguồn nước thường sinh sống của người dân Bangladesh, và tại các vườn thực vật sau đó phân tích đặc tính. Các tế bào trong loài tảo này hoạt động như một màng lọc nước, loại bỏ mọi vi khuẩn và vi rút gây bệnh nguy hiểm từ nguồn nước bẩn.


Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng giấy lọc nước từ tảo xanh này sẽ sớm được nhân rộng tại nhiều nơi để ngăn các loại virus chết người từ nhiễm trùng nước.




Giáo sư Siddique-E-Rabbani – Trưởng nhóm nghiên cứu: Nước được lọc bằng tảo đã được đem đi kiểm tra và cho thấy kết quả khả quan. Tảo xanh đã lọc được tất cả các loại vi khuẩn và virus nguy hiêm trong nước, giống như những gì nhóm nghiên cứu của ĐH Uppsala kỳ vọng.



  

Giống tảo xanh Pithophora được nuôi trồng trong các bể xi măng tại đại học Dhaka. Sau đó, chúng được rửa sạch và sấy khô rồi gửi sang Thụy Sỹ. Tại đây, các nhà khoa học đã chiết xuất sợi cenlulo từ tảo thành loại giấy lọc và kết quả thu được từ phòng thí nghiệm là rất khả quan.




Giáo sư Siddique-E-Rabbani – Trưởng nhóm nghiên cứu: Loại giấy lọc này chưa được ứng dụng rộng rãi bởi nó chưa được nghiên cứu trong điều kiện áp lực lớn. cần tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nữa trước khi đưa vào ứng dụng tại nhiều ngôi làng ở Bangladesh.




Bangladesh là quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới, với hơn 160 triệu người sống trên diện tích 91.732 km2, và có tới 4 triệu người sống trong cảnh thiếu nước sạch và 85 triệu người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...