Công nghệ sản xuất Trà thảo dược

Thứ 5, 16/05/2019 | 08:59:05
4,095 lượt xem

Năm 2018, Công ty Trà thảo dược Thái Hưng, huyện Quỳnh Phụ, đã đầu tư toàn bộ dây chuyền sản xuất dược liệu tự động theo công nghệ hiện đại từ Đài Loan. Nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn GMP - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm,... Đặc biệt, hệ thống đã giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm trà thảo dược và giảm chi phí nhân công.

Sau 5 năm xây dựng vùng nguyên liệu và sản xuất trà dược liệu, Công ty Trà thảo dược Thái Hưng, huyện Quỳnh phụ, đã tiếp tục mở rộng vùng trồng cây dược liệu và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Cụm công nghiệp Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ. Hướng tới áp dụng tiến bộ của KH&CN vào sản xuất trà đinh lăng, trà cà gai leo, nhằm đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn GMP. Đó là sản phẩm được làm ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy. 

Anh Lê Ngọc Huê, Tổng giám đốc Công ty Trà thảo dược Thái Hưng: Được sự hỗ trợ của Sở KHCN năm 2016, chúng tôi nghiên cứu cây hoàn ngọc đỏ, sau đó mình nhân rộng. Qua thời gian làm đề tài và sau đó được UBND tỉnh hỗ trợ dự án cấp nhà nước về cây đinh lăng, cà gai leo, trên nền tảng vùng nguyên liệu lớn, mình đầu tư hệ thống sản xuất, dây chuyền, nhà sấy theo công nghệ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, hướng đến tiêu chuẩn GMP, đây là tiêu chuẩn khắt khe nhất để sản xuất dược liệu.

Theo anh Huê, để đạt được những tiêu chuẩn khắt khe đó, thì ngay tại vùng trồng nguyên liệu rộng hơn 20ha của công ty tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, đã được Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế thế giới. Nguyên liệu đầu vào được sấy trên những giàn sấy trong nhà kính bằng năng lượng mặt trời từ 8 đến 16h, sau đó sẽ được đưa đến nhà máy để tiếp tục đưa vào sản xuất. Trong quy trình sản xuất trà thảo dược túi lọc, thì tất cả các khâu sản xuất tại nhà máy được hoạt động theo một hệ thống phòng liên hoàn và khép kín. Từ khâu sấy, nghiền nguyên liệu cho đến khi đưa sang phòng đóng gói và đóng hộp để hoàn thiện quy trình sản xuất.

Anh Lê Ngọc Huê - Tổng giám đốc Công ty Trà thảo dược Thái Hưng, huyện Quỳnh Phụ: Công ty có diện tích chính 7ha vùng trồng, nhân giống dược liệu và 40ha thương phẩm triển khai từ 2018 - 2019 cho 2 vùng nguyên liệu đinh lăng, cà gai leo ở khắp huyện Quỳnh Phụ. Từ nguyên liệu đầu vào, cho đến đầu ra đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn GMP. Sản phẩm 2 chính là trà đinh lăng, cà gai leo đang theo dự án của Bộ KH&CN theo dự án trà dược liệu tại Thái Bình.

Chị Nguyễn Thị Hằng - Kỹ sư Công ty Trà Thảo dược Thái Hưng, huyện Quỳnh Phụ: Túi lọc trước khi vào vận hành có bộ phận kỹ phận phụ trách chỉ số từng chỉnh trước khi vào sản xuất: định lượng sản phẩm, kích thước, ngày sản xuất, để đến tay người tiêu dùng, người ta sẽ nắm được tất cả các thông tin như trên bao bì.

Tại phòng đóng gói, máy định lượng và máy đóng gói được cài đặt và hoạt động hoàn toàn tự động. Đây là công đoạn sử dụng hệ thống máy móc hiện đại trong quy trình sản xuất trà thảo dược. Mỗi máy đóng gói đạt công suất từ 60-80 gói trên 1 phút, gấp 1,5 lần so với dây chuyền sản xuất cũ. Đặc biệt, với máy đóng gói dây chuyền tự động túi bao ngoài, hiện là dòng máy công nghệ DXDC48, là dây chuyền hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay. Sau khi đóng gói, trà túi lọc sẽ được chuyển tiếp tới hệ thống băng chuyền, để hút chân không, để đảm bảo chất lượng và tăng thời gian bảo quản sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Hằng - Kỹ sư Công ty Trà Thảo dược Thái Hưng, huyện Quỳnh Phụ: Đối với máy đóng trà tự động hiện đại nhất của công ty, với ưu điểm, có túi màng bao ngoài, có tem chỉ, chất lượng đảm bảo có 2 lớp, công suất đạt 80 gói trên 1 phút. Đồng thời, sử dụng máy hút chân không đã quyết định đến chất lượng sản phẩm trong thời gian bảo quản, đến chất lượng của trà vì trà ở dạng bột, sau khi mua về có thể đảm bảo được 2 năm.


Với dây chuyền này, công ty Trà thảo dược Thái Hưng đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản lượng sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, đồng thời làm giảm chi phí nhân công. Dự tính, mỗi tháng công ty sử dụng từ 60-90 tấn dược liệu khô để phục vụ sản xuất trà thảo dược, gấp 5-7 lần so với dây chuyền sản xuất trước kia. 

Đặc biệt, sản phẩm làm ra bán ra được bán với giá thành thấp hơn so với những dòng trà dược liệu khác trên thị trường từ 300-500 đồng/túi lọc. Dây chuyền sản xuất này đã mang lại doanh thu cho công ty hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Và cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm trà thảo dược đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. 

Vinh dự là 1 trong 42 thương hiệu hàng đầu được Bộ Tài nguyên - Môi trường trao giải thưởng “Thương hiệu xanh” năm 2015. Việc duy trì và phát triển vùng trồng cây dược liệu kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại, chế biến ra các sản phẩm từ cây dược liệu của Công ty Trà thảo dược Thái Hưng, đã và đang là hướng phát triển kinh tế bền vững của công ty, tạo ra thị trường dòng sản phẩm trà thảo dược tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Mô hình này còn giúp bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý của nước ta.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...