Thị trường gạo trong nước còn bị xem nhẹ

Thứ 5, 11/07/2019 | 09:51:31
3,781 lượt xem

Những năm qua, với việc tập trung mạnh cho thị trường xuất khẩu, ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Thế nhưng, thị trường trong nước với gần 100 triệu dân, mức tiêu thụ khoảng 20 triệu tấn gạo mỗi năm thì lại đang bị các doanh nghiệp “xem nhẹ”. Trong khi đây lại là thị trường tiêu thụ ổn định, không bị biến động như thị trường thế giới. Đã đến lúc ngành lúa gạo cần làm chủ thật tốt ngay trên “sân nhà”, bên cạnh việc khẳng định vị thế hàng đầu ở “sân khách”.

Thói quen của đa số người tiêu dùng trong nước vẫn là mua gạo xá ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ, tiệm gạo ở các chợ truyền thống, hoặc đặt hàng qua mối quen lâu năm để giao tận nhà mà ít ăn gạo đóng gói. Việc chọn lựa loại gạo chủ yếu theo cảm tính, ăn ngon miệng, ăn quen, hoặc giá cả phù hợp, chứ ít khi quan tâm tới chất lượng, dinh dưỡng của gạo.

 Thế nên thị trường gạo trong nước như một “ma trận” với cả trăm tên gọi, giá cả, đặc tính của các loại gạo mà không cần có chứng nhận gì.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp

Họ chỉ yêu cầu tên đó và họ ăn chấp nhận được, người thích dẻo, thích thơm… nên tìm được giống thuần túy nguyên chủng không còn nữa nên ảnh hưởng đến thương hiệu gạo VN rất nhiều.







Muốn tránh tình trạng “loạn” thương hiệu, nhiều người tiêu dùng tìm đến gạo Việt được bày bán trong hệ thống siêu thị, nơi sản phẩm có đầy đủ các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vào siêu thị gạo Việt lại bộc lộ nhược điểm cố hữu của phần lớn sản phẩm nội địa, đó là bao bì, mẫu mã thua kém hàng ngoại nhập.

Bà Lê Thị Thu Trinh - quận Bình Thạnh, TP HCM

Cầm sản phẩm lên mà không ghi rõ chất lượng thì cũng hơi sợ vì họ sợ hàng trôi nổi, hàng chợ. Cô thấy nước ngoài bao bì họ làm kỹ lưỡng hơn VN.






Sự dễ dãi của một bộ phận người tiêu dùng và sự thờ ơ của các doanh nghiệp trong nước đã khiến thị trường gạo nội địa trở nên hỗn loạn, thiệt thòi cho cả người tiêu dùng và khiến nguy cơ gạo Việt thua trên sân nhà. 

Mỗi năm Việt Nam sản xuất được khoảng 24 – 25 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu trên dưới 6 triệu tấn, còn lại khoảng 19 triệu tấn để tiêu thụ trong nước và chế biến các mặt hàng tiêu dùng. Đây là thị trường tiềm năng và rất ổn định mà thời gian qua các doanh nghiệp đã bỏ lỡ. Chỉ gần đây thị trường gạo trong nước mới được một số doanh nghiệp quan tâm, đầu tư mạnh hơn.

Ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Tập đoàn Tân Long

Bán lẻ, kết nối trực tiếp qua công nghệ 4.0 về giao hàng nhanh, để có giá thành rẻ nhất/ muốn phổ cập thói quen sử dụng cho người dân, cái sản phẩm có quy cách đóng gói chuẩn chỉ, chất lượng đảm bảo. 







Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Phải rất chú trọng đến thị trường 100 triệu dân, phải tính toán cung ứng cho thị trường này, lấy đây là một nội dung căn cốt của phát triển bền vững, đó là chính sách phát triển thị trường nội nhu. 





Hiện thị trường gạo nội địa đã có sự điều chỉnh khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, ATTP, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc và giá cả cho các sản phẩm gạo. Dù vậy, sẽ còn nhiều rào cản trong việc tìm về với thị trường nội địa của các doanh nghiệp khi thói quen của phần lớn người tiêu dùng chưa mặn mà với gạo đóng gói, gạo thương hiệu bán qua kênh phân phối hiện đại, chưa kể gạo thương hiệu giá thành cao hơn do chịu chi phí phân phối, mặt bằng, quầy kệ nên càng khó tiếp cận người tiêu dùng.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...